Trong phong tục Việt, rằm tháng giêng là ngày quan trọng trong dịp đầu năm mới. Bởi thế, người xưa vẫn có câu: “Cúng cả năm không bằng cúng rằm tháng giêng”. Và nhiều người tin rằng, đêm rằm tháng giêng thì Phật sẽ giáng lâm nên sẽ lên chùa cầu an, cầu may mắn hay cúng sao giải hạn,…
Vì sao cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng
Mục lục
Ngày rằm tháng giêng theo triết lý nhà Phật còn gọi là lễ Thượng Nguyên. Thời điểm này được xem là thích hợp để mọi người cầu an lành, may mắn cho cả một năm. Đó là lý do vì sao ngày này các gia đình thường tổ chức cúng dường, cầu bình an và làm nhiều việc thiện.
Tháng giêng là thời điểm người nông dân bắt đầu cho mùa vụ mới. Vì thế, người dân trước khi xuống đồng sẽ làm lễ để tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hoà, một mùa bội thu. Do đó, rằm tháng giêng hầu như nhà nào cũng làm mâm cỗ, bày biện lễ vật để cúng tổ tiên, thần linh. Từ đó, mọi người luôn quan niệm: “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Giờ đẹp cúng rằm tháng giêng
Theo phong tục xưa, cúng đúng ngày là tốt nhất bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất năm. Người Việt chọn giờ cúng từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình vì điều kiện công việc nên sẽ có thể lựa chọn cúng trước vào ngày 14 âm lịch hoặc cúng vào buổi tối 15 âm lịch. Và dù mâm cỗ như nào thì điều quan trọng nhất chỉ cần thành tâm thì mọi điều cầu nguyện sẽ được chứng giám.
Những lưu ý khi chuẩn bị cúng rằm tháng giêng
Dưới đây là một số lưu ý khi cúng rằm tháng giêng để cầu một năm may mắn, tài lộc, bình an, mọi người cần chú ý:
Dọn dẹp bàn thờ
Rằm tháng giêng là rằm sau tết, tuy là trong dịp tết, bạn đã lau dọn bàn thờ cẩn thận, nhưng đến khi cúng rằm bạn cũng phải chú ý lau dọn lại đầy đủ. Để lau dọn đúng chuẩn, không phạm đến tổ tiên, thần linh cần lưu ý:
Trước khi lau dọn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trang, chú ý lời ăn tiếng nói. Bạn nên chuẩn bị sẵn nước lau bàn thờ riêng biệt và khăn sạch để lau dọn khu vực bàn thờ. Thực hiện thắp một nén hương xin phép tổ tiên, các quan thần linh, thần tài, khi hương tàn thì tiến hành lau dọn. Chú ý làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, tuyệt đối không xê dịch bát hương.
Chuẩn bị mâm cúng
Bày biện mâm cúng, lễ vật cúng rằm tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau:
- Không cúng hoa giả, trái cây giả;
- Không cúng đồ chay giả mặn;
- Không đốt nhiều vàng mã;
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Lưu ý khi thắp hương
Thắp nhang cúng rằm không phải cứ thắp nhiều là tốt. Mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Thắp số lẻ: thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
- Thắp đúng và thắp đủ: thắp ở tất cả các bàn thờ trong nhà và khu vực ngoài ngõ. Nếu có bàn thờ ngoài trời phải chú ý thắp đầy đủ, tránh bỏ sót sẽ mất tính thiêng liêng. Đặc biệt, không nên cài/cắm hương lung tung, không thắp quá nhiều tránh lãng phí.
- Thắp nhang sạch: nên sử dụng các loại nhang thảo dược thiên nhiên không hóa chất giúp cho không gian thờ cúng thanh sạch, ít khói. hơn nhờ khi đốt rất ít khói, bảo vệ tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Thắp nhang không cần nhiều, chỉ cần bạn chân thành, thành tâm ví như sử dụng nhang sạch An An là đủ. Lòng thành được thể hiện qua mùi hương cũng là một cách thể hiện thể hiện sự thành kính đối với ông bà tổ tiên và thần linh.
Hy vọng những chia sẻ của An An trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc cúng rằm tháng giêng để có một năm may mắn, bình an, đủ đầy!