“Đi lễ cả năm không bằng cúng rằm tháng 7”. Vậy cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì? Chúng ta cần lưu ý gì khi thực hiện phong tục này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa Rằm tháng 7
Rằm tháng bảy tức ngày 15/7 âm lịch được dân gian gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu đồng thời cũng là ngày xá tội vong nhân (ngày cúng cô hồn). Lễ Vu Lan là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng biết ơn hướng đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, sống phải biết uống nước nhớ nguồn.
Ngày xá tội vong nhân là ngày âm phủ mở cửa địa ngục để các linh hồn được ra ngoài. Vì vậy, bên cạnh chuẩn bị lễ cúng gia tiên, cúng Phật, các gia đình còn cúng chúng sinh, các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa. Cúng rằm tháng 7 để cầu bình an cho gia đình, ma quỷ không quấy phá.
Rằm tháng 7 âm lịch năm 2023 sẽ rơi vào ngày 30 tháng 8 dương lịch. Mặc dù nói là cúng rằm tháng 7 nhưng phong tục này thường diễn ra bắt đầu từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Tùy từng gia đình sẽ chọn ngày phù hợp. Năm nay, ngày cúng rằm tháng 7 đẹp nhất là 13/7 âm lịch. Trong ngày này có thể thuận lợi cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.
Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Có 3 lễ chính trong cúng rằm tháng 7 đó là: Cúng chúng sinh, cúng Phật và cúng gia tiên. Cúng chúng sinh nhằm mục đích bố thí cho những cô hồn vất vưởng, thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà không cửa. Mâm cúng bao gồm các loại bánh trái, gạo, tiền vàng, hương, nhang,… Không nên cúng chúng sinh món mặn. Và thường đặt mâm cúng ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà.
Đối với cúng Phật tại gia đình, thường chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả. Mâm cúng Phật nên làm ban ngày. Trong quá trình cúng, đọc kinh Vu Lan với mong muốn các linh hồn của người thân được siêu thoát. Sau đó, mâm cúng được gia đình thụ lộc tại nhà.
Cúng gia tiên tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu bình an cho gia đình, con cháu. Mâm cúng gia tiên thường sử dụng các món mặn để thể hiện sự đầy đủ ấm no. Kèm theo đó là các vật dụng thờ cúng hàng mã như tiền vàng, quần áo, giày dép, điện thoại,…
Ngoài ra, khi cúng rằm tháng 7 còn cần lưu ý một số điều sau đây
– Ăn mặc trang nghiêm, không để ai quấy rầy khi cúng
– Bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên thường được đặt trên cao. Bàn thờ Phật đặt cao hơn bàn thờ gian tiên. Trước khi thực hiện nghi thức cúng cần lau dọn, vệ sinh, trang trí bàn thờ. Đặt các món cúng cẩn thận, đẹp mắt.
Nhang sạch thảo mộc – Tấm lòng thành thắp nhang rằm tháng 7
Để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần linh tiên tổ thì lựa chọn lễ vật sạch, an toàn cũng cần chú ý. Trong đó lựa chọn Nhang sạch An An thể hiện sự tôn nghiêm và trang trọng, đặc biệt Nhang sản xuất theo công thức nhang thảo mộc truyền thống, không pha trộn hóa chất nên an toàn cho sức khỏe gia đình.
100% thảo mộc tự nhiên – An toàn cho sức khỏe
Với công thức làng nghề truyền thống được gìn giữ, sản phẩm Nhang sạch An An làm từ 100% bột thảo mộc (ví dụ: Quế/Khuynh diệp/Trầm hương,..) kết hợp với keo bời lời với tỉ lệ riêng có và tăm tre mộc làm chân nhang. Sản phẩm không ngâm tẩm hóa chất, không chất dẫn cháy, không nhuộm màu, không hương liệu tổng hợp. Nhờ đó, Nhang sạch cho mùi hương sạch sẽ giúp không gian thờ tự thêm trang nghiêm. Đặc biệt, an toàn cho sức khỏe, không gây đau đầu, không cay mắt.
Mùi hương dịu nhẹ
Mùi hương Nhang sạch An An mang hương thơm đặc trưng của nguyên liệu. Hương Quế ấm áp; Hương Khuynh diệp thanh mát; Hương bài ngọt dịu mang hương tết cổ truyền; Hương bách thảo thuần thuốc bắc; Trầm hương thanh khiết, nhẹ nhàng.
Hương thơm dịu nhẹ giúp thanh lọc không khí, khử mùi hiệu quả mang lại không gian trong lành, linh thiêng. Đặc biệt, mùi hương cũng giúp tâm an, mang lại sự tĩnh tâm, an yên, gắn kết với quá khứ và hướng đến những điều tốt đẹp.
“Nén nhang – Tâm người” – thắp nhang dù ngày rằm tháng 7 hay bất cứ dịp gì cũng cần chọn Nhang sạch để dâng lên các bậc thần linh, tiên tổ thể hiện tấm lòng thành kính. Để đặt mua sản phẩm Nhang sạch An An quý khách có thể truy cập: