Tết Hàn Thực – Nguồn gốc, ý nghĩa và văn cúng chuẩn

Tết Hàn Thực là một ngày tết truyền thống diễn ra vào tháng 3 hàng năm với hoạt động nổi bật là nấu bánh trôi. Tuy nhiên, ý nghĩa của ngày Tết này không phải ai cũng biết. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu thật rõ ràng nhé! 

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Hàn Thực

Mục lục

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Năm 2023, rơi vào thứ 7 ngày 22/4 dương lịch. Vào ngày lễ này mọi người thường xay bột, nấu đậu xanh, tự làm các món bánh trôi, chè xôi,… để lễ Phật, cúng tổ tiên.

Tưởng nhớ đến người thân đã khuất

Về ý nghĩa mặt chữ thì “Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.

Trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã đề cập đến ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, chết do cháy rừng. Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và dùng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, âm lịch hàng năm để tưởng niệm đến Giới Tử Thôi.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng. Theo đó, người dân không cần phải kiêng lửa mà đặc biệt chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành.

Thể hiện truyền thống dân tộc

Bánh Trôi, bánh chay được sử dụng phổ biến với hình ảnh viên bánh tròn. Từ lâu, đã đi vào thơ ca như hình ảnh bánh trôi nước được nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ, sự tảo tần,…

Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, nắn dạng viên tròn. Bên trong là nhân đường đỏ, chỉ cần luộc chín với nước sôi sẽ trở thành bánh trôi. Bánh chay nắn dạng tròn hơi dẹt, không có nhân, sau khi được luộc chín ăn cùng với nước đường.

Đây là nét đẹp văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta. Khi cả 2 loại bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thể hiện truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân.

Ôn lại chuyên xưa

Vào Tết Hàn thực, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau cùng nặn bánh. Sau đó, sẽ cùng nhau thưởng thức và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, câu chuyện văn hóa dân tộc.

Và hình ảnh bánh trôi cũng gợi nhớ đến truyền thuyết “Lạc Long Quân – Âu Cơ”, đặc biệt hình ảnh bánh trôi giúp mọi người lên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Ý nghĩa bánh trôi tết Hàn Thực

Thể hiện lòng thành với tổ tiên

Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên. Đây là cách thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực.

Mọi người trong gia đình cùng nhau làm bánh dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà cùng nhau thưởng thức những viên bánh trôi với hương vị ngọt nào và tận hưởng không khí gia đình đầm ấm.

Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa

Ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí. Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ “mẹ tròn con vuông”.

Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Cúng Tết Hàn Thực 2023 Vào Giờ Nào?

Là ngày tết truyền thống nên từ mâm cỗ, thắp nhang sạch dâng lên ông bà tổ tiên đến bài văn khấn cũng phải chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo nhất. Vì thế, chúng ta nên lưu ý khi chọn giờ tốt để hành lễ, dâng hương cúng Tết Hàn thực.

Trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, giờ tốt cúng Tết Hàn Thực như sau: giờ Dần (3h-5h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h), giờ Hợi (21h-23h). Đây là những giờ rất tốt lành trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay. Thích hợp cho việc cúng tế, họp mặt, xuất hành, giải từ,…

Văn khấn Tết Hàn Thực

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:………..

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ